Bánh da lợn - Món ăn tinh thần đặc sắc của người Miền Nam

 Home / Bánh da lợn - Món ăn tinh thần đặc sắc của người Miền Nam

Nhắc đến ẩm thực miền Nam, ít ai không thể nhớ tới món bánh da lợn quen thuộc, dân dã và làm mê đắm lòng người với hương vị tuyệt vời cùng kiểu dáng bắt mắt.


Nguồn gốc tên bánh

 

Quen thuộc từ ngay chính nguyên liệu đến tên của chiếc bánh. Sở dĩ có tên gọi là “Bánh da lợn” đơn giản là vì các lớp bột mỏng của bánh xen lẫn nhiều màu rất giống da lợn nên người dân trong vùng đã đặt cho món bánh này với cái tên thân thuộc và thân thương đến lạ.

Ngoài ra, bánh còn được gọi là bánh tầm (vì hình dáng giống con tầm), bánh chuôi (bánh được làm từ lá chuối).

 

 

Có một sự thắc mắc rất nhỏ trong chính tên gọi này, đó chính là, người dân phương Nam gọi là con heo nhưng tại sao món bánh này lại được gọi là bánh da lợn chứ không phải là bánh da heo? Chỉ một cái tên thôi nhưng đã làm tốn hết bao nhiêu giấy mực của các nhà phê bình và chả ai có câu trả lời cho nó.

 

Làm bánh da lợn có đơn giản không?

 

Ngày nay, người ta đã có thể mua bột có sẵn ở ngoài chợ, siêu thị hay tiệm tạp hóa để có thể làm món này. Tuy nhiên với các bà, các mẹ ngày xưa, để làm món bánh da lợn phải mất rất nhiều thời gian và công phu.

 

Đầu tiên ta phải lấy gạo ngâm cho đến khi mềm, sau đó mang đi xay nhuyễn, thêm một chút đường trong quá trình xay để bột có vị (không được xay xong rồi mới cho đường, như thế sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng của bánh). Tiếp theo, bột phải được mang đi dằn thật khô.

 

 

 

Khi làm bánh, mang bột ra nhồi với nước lạnh cho đến một độ loãng vừa phải mới làm bánh.

 

Mang đậu xanh ra rửa sạch, giã nhuyễn rồi pha với bột để làm nhân bánh. Dừa được nạo sạch, lá dứa giã nhuyễn rồi mang đi vắt lấy nước cốt.

 

Tuy nghe thì đơn giản nhưng mỗi công đoạn đều phải làm một cách hết sức tỉ mỉ và có kinh nghiệm mới cho ra những xửng bánh đẹp mắt, đậm vị.

 

Loại bánh này thường có màu chủ đạo là lớp ngà vàng của đường xen kẻ với lớp xanh ngọc của lá dứa.

Tùy vào mùi vị và khẩu vị, bạn có thể thay đổi lá dứa thành các hương vị mình thích như vị khoai môn, lá dền...

 

 

Với lá dứa hay các nguyên liệu tạo mùi, màu cho bánh, bạn chỉ nên dùng với số lượng vừa đủ để bánh có mùi nhẹ thay vì dùng quá nhiều vì lúc này, bánh sẽ có mùi hăng lấn áp mùi gốc của bánh.

 

Chuẩn bị hết tất cả nguyên liệu, thì bắt xửng hấp lên bếp, thoa một lớp dầu ăn mỏng vào lòng lửng để bánh không bị dính, đổ từng lớp bột mỏng xen nhau giữa 2 loại bột (bột gạo và bột có pha vị).

 

Lúc này, bánh cần có thời gian để từng lớp bột thật chín rồi mới đổ tiếp lớp bột khác… cứ thế làm tương tự cho đến khi hết bột.

 

 

Cách làm bánh ngày nay

 

Ngày xưa, khi hấp bánh, các bà, các mẹ thường dùng rế tre còn mới úp ngược trong cái xoong, rồi cho bột vào. Ngày nay, chúng ta làm bánh sẽ có phần tiện hơn vì sử dụng xửng hấp có sẵn.

Bánh phải được cắt bằng chỉ hoặc tre để tạo ra ra những chiếc bánh hình thoi, tam giác... vì nếu dùng bằng dao, bánh dễ bị nát và lớp bột sẽ dính vào dao thậm chí lớp này dính vào lớp kia.

 

 

Ngoài ra, ngày nay, trong siêu thị có rất nhiều xửng hấp bánh theo các hình thù rất bắt mắt như bông hoa, chiếc lá, ngôi sao… đáp ứng nhu cầu của con người và giúp bánh trông bắt mắt hơn.

 

 

Hồi kết

 

Có lẽ đây là món bánh tuổi thơ của rất nhiều người. Khi ăn, nhiều người có thói quen gỡ từng lớp bánh ra để ăn thay vì căn nguyên cả miếng. Đây là là cách ăn khá thú vị.

Cắn một miếng bánh da lợn mềm, dẻo, ngọt bùi với mùi vị man mác của lá dưới kết hợp với vị trà đậm, ấm sẽ khiến người thưởng thức nó như bước vào một thế giới thần tiên, bay bổng.

 

Bánh da lợn, món bánh dân dã của người Miền Nam, từ trẻ cho đến già, người ăn chay hay người ăn mặn, tất cả có lẽ luôn bị quyến rũ bởi món bánh thần kỳ này. Món bánh gắn liền với miền Nam, gắn liền với người dân miền Nam.