Bột gạo là bột gì? Tất tần tật những điều cần biết về bột gạo

 Home / Bột gạo là bột gì? Tất tần tật những điều cần biết về bột gạo

Bột gạo có lẽ là một cái tên quá thân thuộc đối với mỗi người chúng ta. Bột gạo xuất hiện rất nhiều và được sử dụng phổ biến hàng ngày, nhưng bạn có chắc mình biết rõ về loại bột này? Nếu bạn chưa chắc chắn hãy đọc ngay bài viết này nhé!

 

Bột gạo là bột gì?

 

Tinh bột gạo (còn được gạo là gạo rắm) là một loại bột được làm từ gạo bằng phương pháp ngâm và nghiền. Tinh bột gạo là thành phần chính của rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc thường thấy, đặc biệt là trong các loại bánh. Tinh bột gạo thường có màu trắng.

 

Các loại bột gạo

 

Bột gạo có 3 loại, không quá phức tạp:

 

·      Bột gạo tẻ: Thường được gạo là “bột gạo”, là loại bột được xau từ hạt gạo tẻ - loại gạo thường được sử dụng để nấu cơm hằng ngày.

 

·      Bột gạo nếp: Thường được gọi là “bột nếp”, đây là loại bột được xay từ hạt gạo nếp – loại gạo hay dùng để nấu xôi.

 

·      Bột gạo nguyên cám: Loại bột gạo này không chỉ có chất xơ, mà còn bao gồm cả cám, tinh bột và vi khuẩn. Qua quá trình xay nát hay chế biến phần lớn lớp cám và vi khuẩn bị mất đi, do đó mà phần lớn các chất xơ, chất dinh dưỡng bị mất đi, chỉ còn lại Calo. Đây cũng chính là sự giải thích cho lý do tại sao dùng thực phẩm qua tình chế sẽ có ít dưỡng chất hơn là những loại thực phẩm còn nguyên cám.

 

 bột gạo là gì

 

*** Xem thêm: cách làm kem từ bột gạo nếp

 

Quy trình chế biến bột gạo

 

Bột gạo được chế biến qua nhiều công đoạn, bao gồm:

 

Ngâm: Khi ngâm gạo vào trong nước giúp làm mềm hạt gạo và lớp màng của tế bào khiến cho tinh bột gạo được giải phóng dễ dàng hơn khi xay.

 

Xay: Quá trình xay sẽ phá vỡ cấu trúc của hạt gạo và lớp màng tế bào, giải phóng tinh bột chứa trong bột lạp của tế bào hạt gạo. Ngoài ra quá trình xay còn đồng nhất khối hạt hình thành dạng bột cho gạo.

 

Khuấy: Mục đích của quá trình khuấy sẽ giúp cho các phân tử tinh bột thoát ra hoàn toàn khỏi các túi bột lạp, giúp tăng hiệu suất thu hồi tinh bột. Ngoài ra, khi khuấy, một số tạp chất nhẹ còn lẫn trong gạo sẽ nổi lên và được loại bỏ dễ dàng.

 

Lắng gạn: Để có thể tách bột ra khỏi nước có thể dùng một trong 2 phương pháp là lắng gạn hoặc ly tâm.

 

Chia bột ướt: Sau khi đã lắng gạn sẽ thu được bột có dạng nhão. Khối bột này sẽ được chia ra trên mâm tre được bọc vải. Khối lượng chia cần đồng đều trên các vĩ nhằm đảm bảo bột khô đều. Lớp vải sẽ giúp việc lấy bột lên dễ dàng khi bột khô.

 

Phơi: Bột sau khi chia sẽ được phơi hoặc sấy khô đến dưới 15% ẩm. Thời gian phơi khoảng 4 - 6 giờ. Quá trình phơi sẽ hạ độ ẩm của bột gạo xuống dưới mức cần thiết mà vi sinh vật và nấm mốc có thể phát triển làm hư hỏng bột. Sau khi bột khô có thể đóng gói và bảo quản bột hoặc có thể nghiền mịn rồi đóng gói.

                                             

Ở Việt Nam, làng nghề sản xuất bột gạo lớn nổi tiếng có thể kể đến tại Sa Đéc với hơn 2000 lao động sản lượng 30.000 tấn/năm cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ của Thành Phố Hồ Chí Minh và khắp vùng Đông, Tây Nam Bộ và xuất khẩu ra cả các nước Đông Nam Á.

 

 công dụng của bột gạo

 

Công dụng của bột gạo

 

Ở Việt Nam, tinh bột gạo được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi từ miền Nam vào miền Bắc:

 

Ẩm thực: Bột gạo có nguồn gốc từ lâu đời, từ khi con người biết trồng lúa. Các loại bánh được làm từ bột gạo hầu như đều có mặt trong nền văn hoá ẩm thực Việt Nam nói riêng và các nước châu Á nói chung, đặc biệt xuất hiện nhiều trong những dịp tết hay lễ hội cổ truyền.

 

Đối với ẩm thực Việt Nam, bột gạo là một thành phần không thể thiếu trong rất nhiều món ngon. Là thành phần có trong các loại bánh quen thuộc như bánh cuốn, bánh hỏi, bánh đập, bánh bèo, bánh đúc, … hay sử dụng để làm bún gạo.

  

Làm đẹp: Ngày nay bột gạo còn được sử dụng trong các phương pháp làm đẹp tự nhiên giúp cải thiện màu da và trị mụn đầu đen hiệu quả vì trong bột gạo giàu hàm lượng vitamin B1, B2, vitamin E, chất sắt, kẽm và một số chất khoáng.

 

Cách bảo quản bột gạo

 

Nếu bột không được bảo quản kín khí, nó sẽ bị mốc. Vì vậy nếu không sử dụng hết, bạn cần bảo quản bột gạo ở nơi thoáng mát hoặc trong tủ đông để ngăn mốc hình thành nhưng phải để trong hộp hoặc túi kín khí để nó không hút ẩm và mùi từ những thực phẩm khác.

 

 món ngon từ bột gạo

 

Mua bột gạo ở đâu? Bột gạo giá bao nhiêu?

 

Không khó để có thể tìm mua bột gạo vì loại bột này được sử dụng phổ biến nên rất nhiều nơi bán. Bạn có thể tìm mua bột gạo tại các siêu thị, chợ, hay tạp hoá gần nhà. Giá thành bột gạo cũng khá rẻ, chỉ từ 13000 đồng là bạn đã có thể mua một gói bột gạo với khối lượng khoảng 400 gram rồi.

 

Cách làm bột gạo tại nhà

 

Nếu bạn muốn tự tay làm bột gạo với lượng nhỏ thì hãy tham khảo cách làm sau đây nhé:

 

Bước 1: Mua gạo lứt hoặt gạo trắng thông thường, tuỳ vào sở thích của bạn.

Bước 2: Sử dụng máy xay có khả năng xay hạt khô. Bạn cần một máy xay đặc biệt để xay hạt; máy chỉ để xay nguyên liệu ướt sẽ không hoạt động hiệu quả.

Bước 3: Xay gạo đến khi có thành phẩm vừa ý. Xay đều đến khi thấy có bột mịn như bạn mong muốn. Bột càng mịn thì món thành phẩm sẽ càng ngon.

 

Hy vọng rằng với những kiến thức này bạn sẽ hiểu rõ hơn về bột gạo và biết cách sử dụng chúng trong những trường hợp cần thiết. Đừng quên cập nhật kiến thức ăn uống và các công thức nấu ăn mỗi ngày cùng Vĩnh Thuận nhé.

 

*** Tìm hiểu thêm: Bột mì là bột gì? Công dụng của bột mì trong đời sống ẩm thực