Bột mì là bột gì? Công dụng của bột mì trong đời sống ẩm thực

 Home / Bột mì là bột gì? Công dụng của bột mì trong đời sống ẩm thực

Nhắc đến bột mì chắc hẳn ai cũng cảm thấy thân thuộc. Cũng đúng thôi vì đây là một trong những loại bột phổ biến và được nhiều người sử dụng nhất. Dù xuất hiện thường xuyên trong đời sống hằng ngày, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết bột mì được làm từ gì và tất cả những công dụng mà bột mì mang lại. Chính vì như vậy mà hôm nay, Vĩnh Thuận sẽ giúp những ai đang thắc mắc sẽ hiểu rõ hơn về loại bột này.

 

Bột mì là gì?

 

Bột mì như đã nói là loại bột thông dụng, nhiều người thường lầm tưởng rằng bột mì được làm từ củ mì, tuy nhiên sự thực thì không phải như vậy. Vậy thì bột mì làm từ gì? Bột mì được sản xuất từ lúa mì hoặc các loại ngũ cốc xay nghiền để sử dụng làm nguyên liệu chính trong việc làm bánh, đặc biệt là bánh mì, vì vậy nó còn được gọi là bột lúa mì. Trong quá trình nghiền, vỏ cám và phôi được tách ra và phần còn lại của hạt lúa mì được nghiền mịn và cho ra thành phẩm lúa mì. Ngoài ra, bột mì có thể được bổ sung một số thành phần khác như:

 

Các thành phần có hoạt tính enzym vốn được sản xuất từ hạt lúa mì, lúa mạch đen hay từ hạt đại mạch, gluten tươi, bột đậu tương hay bột đậu khác. Hay các chất dinh dưỡng như các vitamin, các chất khoáng hoặc các axit amin đặc hiệu phù hợp. Thông thường bột mì có màu trắng tinh hoặc trắng ngà và rất mịn.

 

Có thể bạn chưa biết, lúa mì là một loại lương thực được trồng rất nhiều và có sản lượng lớn ở nhiều nước trên thế giới nhưng không trồng được ở Việt Nam. Bột mì cung cấp ở thị trường Việt Nam là do các nhà máy tại Việt Nam nhập khẩu lúa vì ở một số nước về và chế biến thành bột mì.

 

bột mì làm từ gì

 

Phân loại bột mì

                                  

Bột mì cũng có nhiều loại khác nhau có thể phân như sau:

 

Phân loại theo màu sắc: Bột mì có 2 loại là bột màu trắng được làm từ lúa mì trắng và bột mì đen được làm từ lúa mì đen

 

Phân loại theo công dụng:

 

·      Bột mì đa dụng (All Purpose Flour): là loại bột mì phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất. Bột mì đa dụng thường được sử dụng làm nguyên liệu chính cho các loại bánh như bánh mì, bánh quy, bánh gato,… Đặc điểm của bột mì đa dụng là không chứa bột nổi.

 

·      Bột mì số 8 (Cake Flour/Pastry Flour): Bột mì đa dụng số 8 thường có màu trắng tinh, rất mịn và nhẹ nhưng lượng protein trong bột lại khá thấp. Bột mì số 8 chuyên được sử dụng để làm các loại bánh có kết cấu mềm và bông xốp như bánh bông lan, bánh cupcake,…

 

·      Bột mì số 11 (Bread Flour/Bột Mì Cứng/Bột Bánh Mì): Ngược lại với bột mì số 8, bột mì số 11 có hàm lượng protein cao, thành phẩm sau khi sử dụng bột sẽ có độ dai hơn so với các loại khác vì protein trong bột sẽ tương tác với men nở và tạo nên kết cấu dai chắc cho bánh. Bột mì số 11 được sử dụng phổ biến để làm bánh mì gối, đế bánh pizza,…

 

·      High – Gluten Flour: Là loại bột mì chuyên dụng để làm các kiểu bánh mì có phần vỏ cứng, giòn như bagel hay đế bánh pizza, loại bột này gần giống với bột mì số 11.

 

·      Self – Rising Flour: Là loại bột trộn sẵn với bột nổi và đôi khi có cả muối. Bột này phù hợp để làm cookies, cake nhưng ít khi được sử dụng.

 

·      Pastry Flour: Là loại bột có màu trắng kem, thích hợp để làm vỏ bánh pie, bánh cookies, muffins. Đặc điểm của Pastry Flour là có hàm lượng protein thấp nhưng cao hơn bột mì số 8.

 

·      Durum Flour: Còn có tên gọi là Semolina, thường được dùng để làm các loại pasta và spaghetti. Trong nướng bánh thì loại này được sử dụng để làm các loại bánh mì đặc sản của Ý.  Durum Flour được làm từ loại lúa mì rất cứng (Durum), có gluten cao nhất. Loại bột mì này được sản xuất từ nhà máy bột mì chuyên dụng.

 

công dụng của bột mì

 

Công dụng của bột mì

 

Bột mì dùng để làm gì? Thông thường, các thợ làm bánh sẽ chọn những loại bột cho từng loại bánh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người ta cũng pha bột mì đa dụng với một số loại bột khác hoặc trộn cùng bột nở để giúp các món bánh nở tốt hơn, hạn chế bị đặc, kém bông xốp.

 

Bên cạnh đó, ngoài việc ứng dụng vào các công thức làm các loại bánh, bột mì đa dụng còn được ứng dụng để làm bột chiên tẩm, các loại bột chiên bánh và một số món ăn khác như bánh canh bột mì, súp bánh bột mì,…

 

*** Xem thêm: Bánh mì Việt Nam - Món ăn ngon đậm đà bản sắc của người Việt

 

 

Giá trị dinh dưỡng của bột mì

 

Bột mì chứa nhiều tinh bột, protein, vitamin (B1, B2, B3, B4, B5, B6) và các khoáng chất (selen, mangan, photpho, đồng, folate...) tốt cho tim mạch và hỗ trợ sự phát triển của cơ thể.

 

Cách bảo quản bột mì

 

Để bảo quản bột mì được lâu, nên đựng bột mì trong các bình hoặc lọ thủy tinh có nắp đậy, đậy kín, để nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh nguồn nhiệt bởi nhiệt độ dễ làm biến đổi bột mì. Mỗi khi dùng xong phải đậy kín nắp vì bột dễ bị ẩm sẽ vón cục.

 

Nên sử dụng bột nhìêu nhất trong vòng 2-3 tháng. Đặc biệt chú ý đối với bột mì nguyên cám, do có chứa mầm lúa mì nên rất dễ bị biến mùi nếu để lâu. Nếu cần sử dụng bột lâu, nên bảo quản bột trong tủ lạnh. Tuyệt đối không nên trộn bột cũ với bột mới nếu bạn không sử dụng bột thường xuyên và cần bảo quản cẩn thận để bột không bị sự xâm nhập của mọt. 

 

bánh làm từ bột mì

 

Mua bột mì ở đâu?

 

Ở Việt Nam rất nhiều nhà máy nhập khẩu và chế biến bột mì để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy bột mì đơn cử như bột mì Vĩnh Thuận ở các chợ, siêu thị hay các cửa hàng tạp hoá gần khu vực sinh sống.

 

Bột mì giá bao nhiêu?

 

Tuỳ vào từng loại bột mì khác nhau mà giá cả cũng khác nhau, hầu hết các loại bột mì thường có giá giao động trong khoảng từ 20.000 – 80.000 đồng/ kg.

 

 

*** Tìm hiểu ngay: Bột bắp là bột gì