Cách làm bánh đúc đậm vị của người miền Trung

 Home / Cách làm bánh đúc đậm vị của người miền Trung

 

Cùng là tên bánh đúc nhưng mỗi miền lại có cách chế biến và hương vị riêng biệt, bài viết này, Vĩnh Thuận xin gửi đến các bạn cách làm bánh đúc đậm vị của người miền Trung nhé!

Để làm được món bánh này, bạn phải tốn khá nhiều thời gian đấy, tuy nhiên bù lại, bạn sẽ được một món ăn rất ngon.

Hãy cùng Vĩnh Thuận làm món bánh đúc này nào!

 

 

Nguyên liệu cần chuẩn bị

 

Bột gạo: 1 chén

Bột năng: ½ chén

Tôm khô: ¼ chén

Nước lọc: 1 ¾ chén

Nước cốt dừa: ½ chén

Đường: 3 thìa canh

Muối: 1 thìa cà phê

Dầu ăn: 3 thìa canh

Hành lá thái nhỏ: ½ chén

Cà rốt bào sợi: ½ chén

Giấm: 3 thìa canh

Nộm chua, nước chấm chanh tỏi ớt

 

Cách làm bánh đúc đậm vị của người miền Trung

 

Bước 1:

Trộn đều bột năng và bột gạo vào một chén nhỏ.

Tôm khô mang ra ngâm với nươc ấm khoảng 15 phút.

 

Bước 2:

Đổ hỗn hợp nước dừa, nước lọc vào khuấy đều, cho thêm 1 muỗng đường, 1 muỗng dầu ăn, 1 muỗng cà phê muối, đánh đến khi hòa tan.

 

Bước 3:

Cho dần dần hỗn hợp bột gạo ở bước một vào hỗn hợp nước ở bước hay, trộn đều cho đến khi bột trở nên dẻo mềm. Sau đó để bột nghỉ trong 30 phút.

 

Bước 4:

Sau 30 phút, mang bột cho quay vào lò vi song 3 lần, ở mức 700W, mỗi lần 1,5 phút, sau mỗi lần quay, bạn phải khuấy đều bột rồi cho vào lò vi sóng lại.

Nếu nhà không có lò vi sóng, bạn có thể bắt lên bếp, để lửa vừa và khuấy bột liền tay đến khi bột săn lại.

 

 

Bước 5:

Khi bột chin, đổ bột ra khuôn, trải đều mặt khuôn. Bên dưới nên lót vài lớp lá chuối để bánh thêm vị và không bị dính vào đáy khuôn. Sau đó, mang khuôn vào nồi hấp trong khoảng 20 phút.

 

 

Bước 6:

Tôm sau khi được làm mềm băm nhuyễn hoặc cho vào máy xay. Sau đó rang khô với chảo không dầu.

 

 

Bước 7:

Cà rốt bào sợi, cho thêm 3 muỗng giấm ăn và 2 muỗn đường vào chén, trộn đều, để trong 15 phút.

 

Bước 8:

Cho ½ chén hành lá đã cắt nhỏ và chảo chứa 2 thìa canh dầu đang sôi. Khử đến khi nghe mùi thơm thì bắt xuống bếp.

 

Bước 9:

Khi bánh được hấp đã chín, chúng ta cắt bánh thành những cục nhỏ vừa ăn bằng cách quết một lớp dầu mỏng lên dao và cắt.

 

 

Bước 10:

Để bánh vào dãi, rắc bột tôm lên trên, thơm một ít mỡ hành. Cùng nước mắm chua ngọt theo vị của gia đình.

Bánh đúc sẽ được ăn ăn cùng với nộn chua được làm ở bước 7 và mắm chua ngọt chanh tỏi ớt.

 

 

Thế là Vĩnh Thuận đã hoàn thành các bước làm món bánh đúc đậm vị của người miền Trung rồi. Hi vọng qua bài này, các bạn có thể chuẩn bị những dĩa bánh đúc thật ngon miệng để thưởng thức cùng gia đình và bạn bè nhé!